Cách lắp đặt bếp từ âm chính xác nhất...

 17/05/2021 3:54:16 CH

 

 

                                                          

 

Khi chọn lựa bếp từ quý khách thường sẽ muốn tìm hiểu thật kỹ lưỡng về sản phẩm, lắp đặt bếp từ âm sao cho chính xác nhất đảm bảo an toàn kỹ thuật, đảm bảo độ bền của bếp. Để giúp đỡ quý khách trong việc lắp đặt bếp từ âm sao cho chính xác nhất bài viết sẽ hướng dẫn quý khách một cách tỉ mỉ chính xác nhất.

Lắp đặt bếp từ âm đúng cách là yêu cầu kĩ thuật cơ bản để đảm bảo an toàn cháy nổ, an toàn sử dụng, tận dụng tối đa hiệu suất của bếp, đảm bảo độ bền của bếp. Khi lắp đặt bếp từ âm đúng cách quý khách sẽ phòng tránh được các lỗi phát sinh như cháy, chập do nước tràn vào bụng bếp, tản nhiệt không hiệu quả dẫn đến giảm độ bền của bếp....

Bếp từ khi nấu ăn, các linh kiện bên trong sẽ sinh ra nhiệt lượng tương đối lớn, nhiệt lượng này sẽ được hỗ trợ tản nhiệt hiệu quả của quạt tản nhiệt và các khe tản nhiệt bên hông bếp. Khi lắp đặt bếp cần chú ý lắp bếp phần đáy bếp và hông bếp phải được thông thoáng, giải nhiệt tốt, qua đó giúp cho bếp làm việc được ổn định và bền bỉ hơn, tốt nhất nên để trống khoảng 20cm từ bụng bếp tới khoang tủ phía dưới. Thông thường, để đảm bảo độ thông thoáng cho bếp đồng thời tránh con trùng chuột bọ cắn dây bếp, bạn nên tạo lỗ thông gió cho bếp và mua lưới chống côn trùng dán lên trên lỗ thông gió đó.

KÍCH THƯỚC LẮP ĐẶT BẾP TỪ ÂM

Kích thước khoét đá của bếp từ âm có rất nhiều kích thước khác nhau nhưng quanh một số kích thước chuẩn như 680 x 380 mm, 700 x 690 mm, 710 x 410mm... cho các dòng bếp đôi là kích thước 560 x 490 mm cho dòng bếp 3 lò, 4 lò nấu. Đây là các kích thước chỉ mang tính chất tham khảo do mỗi dòng bếp của các hãng khác nhau thường sẽ có 1 kích thước quy chuẩn theo hãng.

Chính vì vậy, để lắp đặt bếp chính xác nhất, quý khách cần chọn trước mã sản phẩm mình dùng hoặc mua bếp từ âm mình muốn sử dụng về để khoét đá theo kích thước chuẩn nhất. Cũng do chi phí phát sinh nếu khoét sai kích thước cũng khá lớn do bàn bếp thường được làm bằng đá tự nhiên, đá tấm, gỗ... với giá thành tương đối cao, khi khoét đá chỉnh sửa sai sẽ tốn chi phí khắc phục.

Như vậy sẽ tránh được tình trạng mất công và lãng phí tiền của trong việc sửa đi sửa lại mà còn mất thẩm mỹ. Nếu đã có mặt đá và khoét đá sẵn của bếp ga âm hoặc bếp từ cũ thì khi mua bếp từ mới nên chọn loại bếp có kích thước khoát đá tương ứng.

Khi khoét đá nên khoét chuẩn kích thước không vượt quá 1 cm so với mỗi cạch của bụng bếp để đảm bảo điểm chịu lực không phải là mặt kính hoặc viền inox của bếp. Tránh tình trạng sử dụng lâu dài điểm chịu lực nén là mặt kính sẽ gây nứt vỡ không đảm bảo sử dụng.

Kiểm tra gioăng cao su hoặc dán gioăng cao su nếu chưa có để đảm bảo nước không thể tràn xuống bụng bếp gây hỏng hóc, giảm ma sát giữa phần chịu lực của bếp với mặt đá.

VỊ TRÍ ĐẶT BẾP TỪ ÂM

Bếp từ âm là thiết bị điện tử vậy nên khi đặt bếp cần lưu ý tránh các nguồn nước, nguồn lửa đảm bảo độ bền. Tránh đặt bếp gần các bếp khác như bếp gas, bếp chất đốt, tránh để cạnh tủ lạnh, tủ đông, sát tường, các thiết bị có độ ẩm lớn làm ngưng tụ nước, thời gian dài dễ gây hỏng hóc.

Khoảng cách đặt bếp lý tưởng cho bếp từ âm:

Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét, sẽ bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để chống xê dịch thiết bị bếp.

Khoảng cách nhỏ nhất của mặt bếp từ tới mặt máy hút mùi, mặt tủ bếp là 650mm.

Đảm bảo khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm.

Khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 150mm.

ĐIỆN NGUỒN CỦA BẾP TỪ ÂM

Điện nguồn của bếp rất quan trọng quyết định đến độ ổn định của sản phẩm. Thông thường điện nguồn của các dòng bếp nhập khẩu châu Âu hoặc lắp ráp Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Germany... thường là 220V/50Hz chuẩn với điện lưới Việt Nam nên chỉ cần cắm điện là có thể sử dụng thoải mái.

Việc sử dụng điện nguồn chuẩn sẽ đảm bảo bếp hoạt động an toàn, chơn tru, đảm bảo tốt nhất cho gia đình. Việc sử dụng nguồn điện áp không thích hợp với bếp từ sẽ gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng bếp, rất nguy hiểm.

Thông thường bếp sẽ có 3,5 đầu dây 1-2 dây nóng, 1-2 dây lạnh, 1 dây đấu đất. Khi lắp đặt sẽ cần lắp theo đúng chuẩn như sau

- 1-2 dây mầu (đen, đỏ): Đấu với nhau và đấu vào pha lửa(L) của nguồn điện

- 1-2 dây mầu xanh+ trắng: đấu với nhau và đấu vào pha lạnh(N) của nguồn điện

- Dây vàng xọc xanh: đấu tiếp đất.

Đấu sử dụng bếp từ phải sử dụng Atomat chuyên dụng loại 20A hoặc 30A. Lắp đặt riêng cho bếp một nguồn điện hoặc không được cắm chung với các thiết bị khác tránh move điện gây chập, cháy nổ.

Lắp đặt bếp từ âm đúng cách sẽ đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn cháy nổ, đảm bảo độ bền của bếp tốt nhất.

Chia sẻ bài viết